image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
  
image advertisement
Báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai từ năm 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Long An

​Thực hiện Công văn số 443/TWPCTT-VP ngày 13/9/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Long An – Sở Nông nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Long An, như sau:

1. Đánh giá thực trạng, tồn tại, hạn chế trong công tác khắc phục hậu quả, phục hồi, tái thiết sau thiên tai đặc biệt đánh giá chi tiết cho 2 năm 2017, 2018

1.1. Các văn bản về hỗ trợ khắc phục hậu quả, phục hồi và tái thiết sau thiên tai

- Quyết định hỗ trợ thiệt hại do lũ sớm năm 2017 trên địa bàn huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng với tổng kinh phí 1.563.400.000 đồng từ Quỹ Phòng Chống thiên tai của tỉnh (Quyết định số 407/QĐ-UBND 28/01/2019).

- Quyết định bổ sung có mục tiêu năm 2018 (kỳ 13 - năm 2018) kinh phí gia cố đê bao phòng chống lũ năm 2018 cho các địa phương với tổng kinh phí 10.000.000.000 đồng từ ngân sách Trung ương (Quyết định số 257/QĐ-UBND 21/01/2019).

- Quyết định hỗ trợ thiệt hại dông, lốc trên địa bàn các huyện Tân Trụ, Cần Giuộc năm 2018, tổng kinh phí được hỗ trợ 773.916.000 đồng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai của tỉnh (Quyết định số 841/QĐ-UBND 13/3/2019).

- Quyết định hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (bão số 9 năm 2018) trên địa bàn huyện Đức Hòa, Đức Huệ với tổng kinh phí 3.453.160.000 đồng từ Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh (Quyết định số 2667/QĐ-UBND 25/7/2019).

Riêng đối với hỗ trợ thiệt hại do dông, lốc xoáy trong tháng 7/2019 trên địa bàn huyện Thủ Thừa, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đang tổng hợp hồ sơ đề nghị hỗ trợ của địa phương và tham mưu trình UBND tỉnh xem xét sử dụng Quỹ PCTT để hỗ trợ các cho hộ dân bị thiệt hại sớm ổn định cuộc sống.

1.2. Khó khăn tồn tại trong công tác đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, tiếp nhận và phân bổ hỗ trợ về dân sinh

- Đánh giá thiệt hại chủ yếu bằng mắt thường và theo ý thức chủ quan của cán bộ trong đoàn đánh giá mà chưa có khung quy định cụ thể, nên độ chính xác không cao, chưa mang tính thuyết phục.

- Cán bộ đánh giá chủ yếu là ở cấp xã, chưa có nhiều kinh nghiệm, thường nể nang, thiếu chuyên môn trong công tác đánh giá và thường chỉ đi thống kê tình hình thiệt hại theo báo cáo của người dân; tư tưởng đánh giá là để nhận kinh phí hỗ trợ từ nhà nước nên thường thống kê số liệu thiệt hại lớn hơn so với thực tế…. Khi đánh giá thường chung chung, không chi tiết cụ thể đối tượng bị thiệt hại như sập nhà: Nhà kiên cố hay nhà tạm, nhà đang xây, nhà xuống cấp, nhà lá…

- Nhu cầu hỗ trợ của người dân khi bị thiệt hại do thiên tai là rất lớn, tuy nhiên hiện nay việc xác định nhu cầu hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn do chưa có định mức hỗ trợ cụ thể cho từng hộ dân khi bị thiệt hại. Hiện tại ở Long An, việc xây dựng kinh phí đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai chủ yếu vẫn căn cứ theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Mà theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP chỉ hỗ trợ đối với các dối tượng có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách. Do đó, Nghị định 94/2014/NĐ-CP sửa đổi cần thiết phải đưa vào định mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng bị thiệt hại, từ đó có cơ sở xác định chính xác nhu cầu hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai.

- Việc tiếp nhận và phân bổ kinh phí hỗ trợ thiệt hại cho dân sinh thực hiện theo quy định thông qua UBND cấp huyện, cấp xã.

1.3. Khó khăn tồn tại trong công tác đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, tiếp nhận và phân bổ hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp

- Các địa phương báo cáo thiệt hại do thiên tai chưa kịp thời, số liệu chưa rõ ràng, thời gian xác minh thiệt hại kéo dài, dẫn đến công tác tham mưu đề xuất tỉnh, trung ương hỗ trợ thiệt hại cho người dân ổn định cuộc sống, sản xuất còn chậm.

- Nguồn kinh phí chi cho công tác phòng chống thiên tai của tỉnh còn hạn chế, trong khi nhu cầu rất lớn; hiện tại chủ yếu là chi từ nguồn trung ương hỗ trợ và Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai các cấp (đặc biệt là cấp xã) chủ yếu là kiêm nhiệm, không chuyên trách nên còn lúng túng, hạn chế trong công tác tham mưu, đánh giá, xác định thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

1.4. Tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của BCH PCTT và TKCN các cấp tại địa phương theo quy định tại điểm đ, Khoản 4, các Điều 20,21 Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018

- Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Long An đã xây dựng kế hoạch số 2653/KH-BCHPCTT ngày 17/4/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Long An.

- Theo điểm đ, khoản 4, Điều 20 và điều 21 của Nghị định số 160/2018/NĐ-CP  ngày 29/11/2018  của Chính phủ trong đó nêu rõ" Giúp UBND tỉnh, UBND  cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai", có những khó khăn, vướng, mắc trong đánh giá thiệt hại đã được nêu trong phần 1.2 và 1.3.

1.5. Kết quả sử dụng quỹ phòng, chống  thiên tai trong khắc phục hậu quả thiên tai, các tồn tại và khó khăn

- Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Long An được sử dụng rất hiệu quả, thực tế tỉnh Long An Quỹ PCTT chính thức tổ chức thu từ đầu năm 2018, với kế hoạch thu khoảng 22 tỷ đồng. Cho đến nay, Quỹ đã thu được hơn 12,3 tỷ đồng và chi cho công tác khắc phục, tái thiết sau thiên tai khoảng 6,1 tỷ đồng. Hiện tại đang lập hồ sơ hỗ trợ chi cho các địa phương khoảng 3,4 tỷ đồng. Cụ thể:

- Tình hình thu và sử dụng Quỹ Phòng chống thiên tai đến 30/9/2019:

+ Tổng số thu Quỹ là: 12.302.476.289 đồng.

+ Số dư Quỹ: 6.157.946.289 đồng.

+ Tổng chi từ nguồn Quỹ: 6.144.530.000 đồng, bao gồm:

TTCác khoản chiQuyết định của UBND tỉnhSố tiền (triệu đồng)
Được duyệtĐã chi
1Hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (lũ sớm năm 2017) trên địa bàn huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng407/QĐ-UBND 28/01/20191.563,41.563,4
2Hỗ trợ thiệt hại do dông lốc năm 2018 trên địa bàn huyện Tân Trụ và Cần Giuộc841/QĐ-UBND 13/3/2019773,916773,916
3Giải quyết kinh phí PCTT của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2019 (Hợp đồng với Đài khí tượng Thủy văn Long An)575/QĐ-UBND 19/02/2019645,53216,554
4Giải quyết kinh phí PCTT của Sở Nông nghiệp và PTNT năm 2019 (Hợp đồng với Đài khí tượng Thủy văn Long An)2066/QĐ-UBND 12/6/2019275137,5
5Hỗ trợ thiệt hại do bão số 9 năm 2018 trên địa bàn huyện Đức Hòa, Đức Huệ2667/QĐ-UBND 25/7/20193.453,163.453,16

+ Dự trù chi hỗ trợ các địa phương phục vụ công tác phòng, chống thiên tai năm 2019 (đang trình Sở Tài chính thẩm định): 3.417.000.000 đồng.

- Năm 2019, theo Quyết định số 3181/QĐ-UBND ngày 29/8/2019 về việc ban hành Kế hoạch thu, nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Long An năm 2019. Kế hoạch thu, nộp Quỹ: 72.715.481.947 đồng.

2. Đề xuất giải pháp trong đó có chính sách và quy trình nâng cao hiệu quả công tác khắc phục hậu quả, phục hồi, tái kiến thiết sau thiên tai

Nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá, xác định thiệt hại do thiên tai và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất và tái thiết sau thiên tai, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để xuất một số giải pháp như sau:

- Điều chỉnh và sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về thành lập Quỹ phòng, chống thiên tai. Trong đó, quy định cụ thể định mức hỗ trợ đối với từng nội dung hỗ trợ đã được quy định.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thiên tai cho các địa phương nhất là cấp xã và cộng đồng nhân dân; hỗ trợ đào tạo cho cán bộ làm công tác phòng chống thiên tai cấp tỉnh, huyện và tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Đề xuất xây dựng Văn phòng Thường trực các cấp từ kiêm nhiệm sang chuyên trách nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác PCTT từ cấp tỉnh đến huyện, xã.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho người dân./.

                                                 VPTT Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh

 

Thư viện ảnh
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement