image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0
  
image advertisement
Tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch từ đầu năm đến tháng 7/2023 trên địa bàn tỉnh Long An

​Trong thời gian qua, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bở biển tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang diễn biến rất phức tạp và có xu thế gia tăng cả về phạm vi và quy mô, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu dân cư, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển. Trên địa bàn tỉnh Long An, tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch những tháng đầu năm 2023 có chiều hướng gia tăng, mức độ xảy ra nghiêm trọng hơn, đe dọa trực tiếp đến hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, tính mạng và tài sản của người dân.  

Theo kết quả thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi, tình hình sạt lở vẫn âm thầm tiếp diễn và diễn biến tương đối phức tạp, nghiêm trọng, mức độ sạt lở, sụt lún nguy hiểm đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Các địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng do sạt lở, sụt lún gồm các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Trụ, cụ thể như sau:

- Huyện Tân Thạnh: Có 01 điểm sạt lở nguy hiểm.

Vị trí sạt lở nằm tại Ngã tư bờ Đông kênh Cà Nhíp và bờ Bắc kênh Tân Hòa; chiều dài sạt lở khoảng 205 m, lấn sâu vào phía mái taluy của tuyến đường bờ đông Kênh Cà Nhíp và đường bờ Bắc kênh Tân Hòa từ 3-5m, chiều sâu từ mặt đất đến đáy kênh khoảng 7m. Huyện đã thực hiện xử lý gia cố tạm thời bằng cừ dừa để chống sạt lở sâu vào phần lưu không của tuyến đường.

6.jpg

- Huyện Thạnh Hóa: Có 02 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.

Ngày 09/5 và 19/5/2023, đã xảy ra 01 vụ sạt lở thuộc khu vực bờ sông Vàm Cỏ Tây áp Bến Kè, Nước Trong, Voi Đình), xã Thuỷ Đông, huyện Thạnh Hoá: Tổng chiều dài sạt lở khoảng 50 m, đất sạt lở và lún sâu từ mặt đất hiện trạng xuống đáy sông khoảng 4 - 6 m (dạng hàm ếch), chiều rộng sạt lở sâu vào phía bờ khoảng12-13m (tính từ nền nhà đến hàng rào bảo vệ phần đất bên trong của người dân bị cuốn trôi); ngoài ra trong khu vực sạt lở còn xuất hiện nhiều vết nứt rộng từ 2-10cm, phạm vi xuất hiện vết nứt có chiều dài khoảng 160m và có khả năng tiếp tục xảy ra sạt lở. Ước thiệt hại khoảng 250m3 đất bị nước cuốn trôi hoàn toàn, sụp đổ 15m đường bê tông, 45 mét hàng rào, 20 m tường rào và cổng rào, ước kinh phí thiệt hại khoảng 1,1 tỷ đồng.

Ngày 01 và 02/7/2023, tại khu vực cầu Bún Bà Của (Km 65+400), Quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 thuộc ấp 2, xã Thủy Tây xảy ra 01 vụ sạt lở làm sạt lở lề đường phía kênh Dương Văn Dương với chiều dài 20m, bị sụp lún 90cm so với mặt đường hiện trạng làm hư hỏng hàng rào bảo vệ an toàn đường giao thông và gây khó khăn cho phương tiện tham gia giao thông.

- Huyện Cần Giuộc: Có 01 điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng.

Vị trí sạt lở nằm trên bờ sông Cần Giuộc (ĐT.826C), xã Phước Lại, cách bến đò Tân Thanh khoảng 500m, thuộc lý trình từ Km6+300 -Km6+620. Chiều dài sạt lở khoảng 1.200 m, trong đó có đoạn 42m (đoạn từ nhà ông Nguyễn Thanh Nhãn và ông Nguyễn Hoàng Lâm) bị sạt lở nghiêm trọng, đã làm cuốn trôi xuống sông Cần Giuộc hoàn toàn 7 căn nhà của 2 hộ dân (trong đó có 05 ki ốt và 02 căn nhà) với chiều dài sạt lở khoảng 40m, độ sâu sạt lở khoảng 6m, bề rộng sạt lở 15m, nhiều khe nứt xuất hiện giữa ĐT.826C và có nguy cơ tiếp tục xảy ra sạt lở trong thời gian tới.

bae953a0dcb80de654a9.jpg

- Huyện Tân Trụ: Có 01 điểm sạt lở nguy hiểm. 

Khoảng 3 giờ sáng ngày 23/5/2023, xảy ra sạt lở tại khu vực bờ sông Vàm Cỏ Tây nằm trong phạm vi của hộ dân Phạm Văn Đực, ấp Bình Hòa, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ Vàm Cỏ Tây, ấp Bình Hòa, xã Đức Tân, huyện Tân Trụ, chiều dài sạt lở khoảng 50m, bề rộng từ điểm sạt lở đến mép đất nhà dân khoảng 10m, độ sâu từ 6-8m; sạt lở đã làm cuốn trôi xuống sông một cây dừa và một ao cá của người dân. Hiện người dân đã gia cố tạm thời bằng bẹ dừa nước và cây tràm để ngăn sạt lở. 

- Huyện Cần Đước: Có 01 điểm sạt lở nguy hiểm.

Qua khảo sát thực tế khu vực sạt lở tại vị trí Rạch Ông Bán (tuyến đường giao thông liên ấp 3-4), Xóm Trễ, xã Phước Đông bị sat lở, sụt lún với chiều dài khoảng 150m, trong đó có một đoạn khoảng 20m bị sạt lở nghiêm trọng, chiều sâu sụt lún từ 1-3m, lấn sâu từ bờ rạch đến sát mép đường bê tông khoảng 10m. Nguyên nhân do tác động của triều cường dâng cao, dòng chảy xiết tại ngã 3 Rạch Ông Bán và sông Cần Đước gây ngập úng, mực nước thấp hơn mép đường bê tông 10cm, nước luồn vào các khe dưới đường bê tông tạo thành hàm ếch, khi nước rút làm đất bị dịch chuyển gây ra sụt lún, sạt lở nghiêm trọng làm cho tuyến đường nghiêng về phía rạch.

d4cc2fb418d4c88a91c511.jpg

 Nguyên nhân sạt lở: Do chịu ảnh hưởng bởi tác động của dòng chảy; lượng tàu, thuyền,  xà lang có tải trọng lớn lưu thông qua lại ngày, đêm, chạy với vận tốc lớn; làm  cho đất dưới lòng kênh bị xói mòn cuốn trôi, tạo thành hố sâu, hở hàm ếch gây sạt lở nghiêm trọng và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

          Các giải pháp đã thực hiện để phòng chống sạt lở: Nhằm đảm bảo ổn định đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng bị ảnh hưởng do thiên tai sạt lở đất ở ven sông, kênh, rạch, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng, nhà cửa… của Nhà nước và nhân dân. Các cấp chính quyền đã tập trung, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân trong vùng sạt lở bằng các biện pháp công trình và phi công trình cụ thể như sau      :

- Biện pháp phi công trình:

Thường xuyên thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về tình hình thời tiết, triều cường, mưa lũ, sạt lở đất, và các loại hình thiên tai khác có nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến các khu vực xung yếu dễ xảy ra sạt lở đất trên các phương tiện truyền thông, đài phát thanh nhằm truyền tin đến tận cấp ấp, xã để nhân dân được biết từ đó nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ công trình thủy lợi và nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó thiên tai sạt lở, sụt lún đất.

Phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên vận động, hướng dẫn người dân và phương tiện không đi vào những khu vực đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ cao xảy ra sạt lở để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, khuyến cáo người dân không xây dựng công trình, nhà ở trong vùng sạt lở, sát bờ sông, kênh, rạch để hạn chế nguy cơ sạt lở xảy ra trong mùa mưa lũ; đồng thời tổ chức khoanh vùng, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, di dời các hộ dân đang sống ở những khu vực bị ảnh hưởng sạt lở đến khu vực an toàn, khu tái định cư đã được chính quyền địa phương bố trí nhằm đảm bảo an toàn ổn định đời sống của người dân.

- Biện Pháp công trình:

Đối với xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Cần Giuộc cặp ĐT 826C, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc: Ngành Giao thông tiến hành gia cố khẩn cấp bảo vệ Đường tỉnh 826C từ nguồn vốn duy tu của ngành. Đồng thời ngành Nông nghiệp tiến hành thi công ngay đoạn này theo hồ sơ thiết kế Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Cần Giuộc cặp ĐT.826C từ nguồn vốn ứng trước của tỉnh để kịp thời xử lý triệt để sạt lở; ngoài ra ngành nông nghiệp đã giao Ban Quản lý dự án Nông nghiệp triển khai thực hiện hạng mục xử lý sạt lở đoạn 36m tại vị trí nhà ông Nguyễn Thanh Nhãn và ông Nguyễn Hoàng Lâm, được thiết kế với tường kè bằng cọc ván bê tông cốt thép, dự ứng lực SW500A dài 19m; lưng kè bố trí sàn giảm tải bê tông cốt thép rộng 3,5m trên cột bê tông cốt thép D400A dài 17m; trên sàn giảm tải là các lớp vải địa kỹ thuật, mỗi lớp dày 30cm - 40cm,… Tổng kinh phí thực hiện gần 5,5 tỉ đồng.

Đối với sạt lở tại khu vực chân cầu Bún Bà Của làm sụp lún đường quốc lộ 62 - Quốc lộ N2 cặp Kênh Dương Văn Dương thuộc ấp 2, xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa đã được công ty Cổ phần xây dựng 676 tiến hành đổ đá khắc phục điểm sạt lở, đóng cọc hạn chế sạt lở, đồng thời cử lực lượng phân luồng giao thông đảm bảo an toàn.

Hỗ trợ từ nguồn Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh cho các địa phương sớm xử lý khắc phục tình trạng sạt lở, ổn định đời sống nhân dân trong vùng thiên tai.

Đề xuất các Bộ ngành Trung ương xem xét, bố trí nguồn ngân sách dự phòng Trung ương, nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2023-2025 để thực hiện các dự án Kè phòng chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh./.

                        VPTT BCH PCTT và TKCN tỉnh


Thư viện ảnh
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement