image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
  
image advertisement
Tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Long An đến ngày 14/5/2020

​Từ đầu năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An đã xuất hiện các loại hình thiên tai như: hạn hán, xâm nhập mặn, dông, lốc, sét, sạt lở đất gây ảnh hưởng, thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, cây trồng của người dân, cụ thể:

​1. Diễn biến tình hình thiên tai từ đầu năm 2020
a) Thiên tai sạt lở đất
Từ đầu năm 2020 đến nay trên địa bàn tỉnh Long An xảy ra 07 vụ sạt lở, sụp lún đất ở các huyện Cần Giuộc (01 vụ), Tân Trụ (04 vụ), Thạnh Hóa (01 vụ) và Thủ Thừa (01 vụ), chi tiết như sau:
- Huyện Cần Giuộc: Sạt lở khu vực bờ sông Rạch Dừa, Ấp Phước Thới, xã Phước Lại, chiều dài sạt lở khoảng 200m, trong khu vực hiện có 12 hộ dân đang sinh sống và có nguy cơ làm sụp đổ đền Phước Thới.
-  Huyện Tân Trụ: Xảy ra 03 điểm sạt lở lớn và hàng trăm điểm sạt lở nhỏ trên khắp các tuyến kênh, rạch thuộc khu vực Hệ thống Thủy lợi Nhật Tảo - Tân Trụ bao gồm:
+ Sạt lở khu vực cống Nhựt Tảo và khu vực sông Cầu Trắng, xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ, chiều dài sạt lở tại khu vực cống Nhựt Tảo 30 m, ăn sâu vào đất liền 10m; sạt lở tại khu vực sông Cầu Trắng dài hơn 10m.
 + Sạt lở bờ rạch Cây Sáo, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, Chiều dài sạt lở khoảng 20 m làm thiệt hại 02 ao cá của người dân trị giá khoảng 500 triệu đồng.
 + Sạt lở bờ sông Nhựt Tảo (gần cầu Tấn Đức), thuộc Ấp 3, xã Lạc Tấn, huyện Tân Trụ, chiều dài sạt lở gần 50 m làm thiệt hại 02 ao cá của người dân.
+ Sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây, Ấp Bình Thạnh, xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, chiều dài sạt lở khoảng 40m, chiều rộng khoảng 10 - 12 m, độ sâu khoảng 10m tính từ mặt đất hiện trạng đến đáy sông; sạt lở đã làm cuốn trôi hàng nghìn mét khối đất và một số cây trồng như dừa nước, cây bần cặp mé sông xuống sông Vàm Cỏ Tây.
  - Huyện Thạnh Hóa: Sạt lở cặp bờ sông Vàm Cỏ Tây, thuộc Ấp Vườn Xoài, xã Thuận Nghĩa Hòa: Đất bị sụp lún và rạn nứt với chiều dài khoảng 50m, chiều rộng từ mép sông VCT đến vị trí sạt lở khoảng 12 m, đất sụp lún sâu từ 0,8 - 1,0 m so với hiện trạng ban đầu.
- Huyện Thủ Thừa: Ngày 05 và 06/5/2020, đoạn bờ sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn ấp 1,  xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa đã xảy ra sự cố sạt lở đất làm cuốn trôi hàng nghìn m3 đất và một số cây trồng trên đất, sạt lở không bị thiệt hại về người, nhà ở. Hiện trong khu vực sạt lở có 01căn nhà tường kiên cố với 05 nhân khẩu sinh sống (cách mé sạt lở còn khoảng 13m).Chiều dài sạt lở khoảng 45 m, đất sạt lở và lún sâu từ mặt đất hiện trạng xuống đấy sông khoảng 7 m (dạng hàm ếch), chiều rộng sạt lở sâu vào phía bờ khoảng 10 m. Ước thiệt hại khoảng 3.150 m3 đất trôi xuống sông. Dự báo khả năng sạt lở có thể tiếp tục xảy ra do vẫn còn vết nứt, khu vực sạt lở là đất mềm yếu, không có cây trồng giữ đất.
    Nguyên nhân:
+ Đối với sạt lở trong kênh, rạch: Do mực nước trong các tuyến kênh, rạch bị hạ quá thấp gây giảm phản áp; đất mềm yếu; chênh lệch cao độ giữa đáy kênh và bờ kênh lớn gây ra tình trạng trượt, sụp lún và dẫn tới tình trạng sạt lở nhiều nơi.
+ Đối với sạt lở cặp bờ sông: Các vụ sạt lở thuộc đoạn sông cong lõm, địa chất yếu kết hợp dòng chảy tác động trực tiếp xuất hiện hàm ếch gây sạt lở làm sụp nền đất bên trên.
b) Thiên tai dông lốc
Từ đầu năm 2020 đến nay xảy ra 02 đợt thiên tai do dông lốc trên địa bàn các huyện Bến Lức, Đức Hòa, TânHưng và thị xã Kiến Tường làm sập 13 căn nhà, tốc mái 57 căn nhà,gãy đổ cột điện, cây trồng và siêu vẹo nhà, hư hỏng một số công trình hạ tầng, kiến trúc của người dân như:
Đợt 01: Ngày 08/4/2020
- Huyện Bến Lức: Sập 01 căn nhà, tốc mái 04 căn nhà; Dông lốc kết hợp sét đánh làm 01 người chết xã Thạnh Lợi.
- Thị xã Kiến Tường: Ngày 08/4/2020, trên địa bàn thị xã Kiến Tường xảy ra mưa lớn kèm theo dông lốc làm sập 03 căn nhà, tốc mái 01 căn nhà.
- Huyện Đức Hòa: Ngày 08/4/2020, trên địa bàn huyện Đức Hòa xảy ra mưa lớn kèm theo dông lốc làm sập 01 căn nhà, tốc mái 23 căn nhà.
Đợt 02: Ngày 24 và 25/4/2020
Trên địa bàn huyện Tân Hưng đã xảy ra mưa lớn kèm dông lốc làm sập 07 căn nhà, tốc mái 29 căn, hư hỏng 02 căn và nhiều vật dụng trong nhà. Ngoài ra, dông lốc gây đỗ ngã cây xanh, đứt dây diện hư hỏng lưới điện trung, hạ áp.
c)Thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn
Mùa khô năm 2019- 2020, thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn diễn biết hết sức gay gắt và phức tạp nên trên địa tỉnh đã gây ra thiệt hại lớn về sản xuất tại các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa và Tp Tân An do không đủ nước để tưới, cụ thể:
Lúa Đông Xuân 2019-2020 bị thiệt hạivà giảm năng suất: 2.746,21 ha (trong đó huyện Tân Trụ: 1.011,41 ha; Thủ Thừa: 1.580,3 ha lúa và 2 ha rau màu; thành phố Tân An: 146,85 ha lúa và 5,65 ha rau màu) như sau:
- Thiệt hại >70%: 854.59 ha (trong đó 852,59 ha lúa Đông Xuân; 2 ha rau màu).
- Thiệt hại từ 30-70%: 1.891,62 ha (trong đó 1.885,97 ha lúa Đông Xuân; 5,65 ha rau màu).
Ước tổng thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Long An từ đầu năm 2020 đến nay khoảng57.577 triệu đồng (Bằng chữ: Năm mươi bảy tỷ, năm trăm bảy mươi bảy triệu đồng).
2. Các biện pháp ứng phó, khắc phục và tái thiết sau khi thiên tai xảy ra
- Ngay từ đầu mùa khô, tỉnh đã khuyến cáo nông dân các huyện phía Bắc kết thúc gieo sạ trong tháng 12 và nông dân các huyện phía Nam không gieo sạ lúa Đông Xuân trong tháng 12, nên chuyển đổi sang trồng cây ngắn ngày nhằm hạn chế thiệt hại do hạn, mặn gây ra ở cuối vụ; chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND ban hành Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 04/3/2020 về việc công bố tình huống khẩn cấp do xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Long An.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, khoanh vùng các khu vực khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn, lắp đặt các trạm bơm dã chiến để kịp thời dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất. Cụ thể là lắp đặt các trạm bơm dã chiến tại các cống đầu mối như: Cống Bà Phổ, Vàm Kênh, Cây Gáo (Thủ Thừa) để bơm tạo nguồn nước cho Hệ thống Nhật Tảo-Tân Trụ; hợp đồng với Công ty Cổ phần nước DNP Long An bơm nước thô từ hệ thống thủy lợi Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp (có ống nước đi dưới đáy sông Vàm Cỏ Tây) để xả nước thô vào các đầu kênh để người dân bơm nước vào ruộng góp phần cứu gần 1.000 ha lúa của huyện Tân Trụ và Nam Thủ Thừa.
- Tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa phương để nắm bắt các thông tin về nguồn nước, đồng thời nhờ sự chi viện của tỉnh Tiền Giang cho mở các cống Rạch Gốc, Cầu Quán, Quản Thọ để dẫn nước ngọt từ Hệ thống Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp về vùng Bảo Định, tạo nguồn nước tưới cho trên 10.000 ha thanh long của huyện Châu Thành.
- Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích trong sinh hoạt hàng ngày; tham gia hưởng ứng việc lấy nước sinh hoạt từ các điểm tập kết nước do chính quyền địa phương tổ chức cấp nước hỗ trợ.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 14/01/2020 về việc triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Long An; hỉ thị số 09/CT-UBND ngày 01/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Chỉ thị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạm năm 2020; Công văn số 1904/UBND-KTTC ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh Long An về việc thành lập hội đồng kiểm tra, đánh giá mức độ cây trồng bị thiệt hại do thiên tai xâm nhập mặn năm 2020.
- Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN phối hợp với các địa phương để tổng hợp số liệu ảnh hưởng hạn mặn, thiệt hại do hạn mặn gây ra để tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ người dân từ nguồn Quỹ PCTT, ước kinh phí hỗ trợ khoảng 2.125.900.000 đồng.
- Rà soát, tổng hợp các danh mục công trình ưu tiên cấp bách tham mưu UBND tỉnh báo cáo trung ương hỗ trợ phục vụ công tác phòng chống hạn mặn.
- BCH  PCTT và TKCN huyện Tân Hưng đã cử đoàn đến thăm hỏi, động viên gia đình và giao phòng Lao động thương binh và Xã hội huyện xem xét hỗ trợ giúp hộ dân bị thiệt do thiên tai vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và đúng quy định hiện hành. UBND huyện đã xuất ngân sách huyện hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại tổng số tiền: 16 triệu đồng.
- UBND huyện Thủ Thừa đã ứng ngân sách địa phương xử lý cấp bách sự cố sạt lở để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Hiện đang triển khai lập dự toán và chuẩn bị thi công.
- Huyện BếnLức đã cử đoàn công tác đến hỗ trợ nhười dân khắc phục hậu quả do thiên tai và đã xuất ngân sách của huyện hỗ trợ cho người dân bị sập nhà tốc mái là 60 triệu đồng. Chi hội doanh nhân trẻ huyện Bến Lức hỗ trợ 0l trường hợp xây dựng mái ấm công đoàn trị giá 40 triệu đồng.
3. Các đề xuất, kiến nghị đối với địa phương khi xảy ra thiên tai
Đề nghị Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện chỉ đạo, phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã như sau:
- Sử dụng nguồn ngân sách dự phòng địa phương hoặc huy động từ các nguồn hợp pháp của địa phương (nếu có) khoanh vùng sạt lở nguy hiểm, cắm biển cảnh báo sạt lở để hướng dẫn người và phương tiện không đi vào những khu vực này, đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của nhân dân (đặc biệt là người già, phụ nữ, trẻ em và nhất là lúc triều kém, đêm tối).
-Tổ chức kiểm tra, theo dõi thường xuyên diễn biến khu vực đã xảy ra sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở cao để có biện pháp ứng phó kịp thời. Cần thiết phải tổ chức di dời ngay người dân đến khu vực an toàn nếu sạt lở tiếp tục xảy ra, có thể đe dọa đến nơi ở của người dân.
- Mọi sự cố sạt lở xảy ra phải báo cáo ngay về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy tỉnhđể tổng hợp báo cáolãnh đạo Ban Chỉ huy, UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo xử lý./.

                                                                   VPTT

Thư viện ảnh
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement