image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
  
image advertisement
Phê duyệt Phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu tỉnh Long An năm 2023

​UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt văn bản số 1920/PA-UBND ngày 05/7/2023 về Phương án bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu tỉnh Long An năm 2023, với các nội dung như sau:

​Nhằm mục đích bảo vệ an toàn 100% tính mạng, tài sản của nhân dân và các cơ quan, đơn vị Nhà nước, Doanh nghiệp nằm trong khu vực đê bao. Đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra bình thường trong thời gian mùa mưa, bão, lũ xảy ra; đồng thời đàm bảo yêu cầu thực hiện tốt phương châm "Bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng đê bao thị trấn Tân Hưng và thị trấn Vĩnh Hưng; rút kinh nghiệm công tác hộ đê trong năm 2022 và những năm xảy ra lũ lớn. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các điểm trọng điểm xung yếu và xây dựng phương án hộ đê trong toàn tuyến được lập trong trường hợp lũ đang ở mức báo động III mực nước tại Tân Châu +4,5m, tại Tân Hưng vượt +3,50 m và còn đang lên cao, đồng thời có bão và ATNĐ, mưa nội đồng lớn mực nước dâng cao, sóng lớn có khả năng mất an toàn đê.

 Xác định các vị trí trọng điểm, xung yếu đê điều và xử lý các tình huống trong năm 2023 như sau:

- Tình huống 1: Mưa lớn kéo dài, nước lũ lên nhanh, cao gần cao trình đỉnh đê, sóng cao làm tràn cục bộ qua thân đê, gây sạt trượt mái đê tại một số vị trí thuộc Tuyến 3, Tuyến 4 đê bao thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng (đoạn từ K2+876 - K3+950); Tuyến 4 đoạn từ (K3+950 - K4+371) thuộc đê bao thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng. Nguyên nhân do trên Tuyến 3, Tuyến 4 (đoạn từ K2+876 - K3+950) chưa được khoan phụt vữa, gia cố thân đê, mái đê phía sông và phía đồng bằng đất; Tuyến 4 đoạn từ (K3+950 - K4+371) mặt đê trải sỏi đỏ và đã bị hư hỏng mặt đê, thân đê có nhiều lỗ rỗng, mái dốc, chưa được phụt vữa, chống thấm thân đê.

 - Phương án xử lý tình huống 1: 

+ Trường hợp nước sắp tràn: Khẩn trương lấy đất dự trữ và dùng bao tải đựng đất để đắp các con trạch ngăn cho nước không tràn và dùng tấm ni lông (tấm bạt) chống sóng gây sạt lở.

+ Trường hợp nước tiếp tục lên cao và tràn qua đê thì phải thực hiện biện pháp vừa chống tràn vừa chống sóng: dùng bao tải đất đắp con trạch lớp dưới rộng hơn lớp trên theo kiểu hình thang tối thiểu chiều cao đắp bao tải cao hơn mực nước dâng từ 0,5m ÷ 1,0 m. Phía sông phủ tấm ni lông (tấm bạt) chống sóng gây sạt lở.

+ Xử lý sạt trượt mái đê: Phối hợp Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Tân Hưng và thị trấn Tân Hưng tuần tra canh gác, kiểm tra để phát hiện khi nước dâng cao những đoạn xung yếu bị tác động nhiều của sóng vỗ vào mái đê phải sử dụng cành cây để làm giảm áp lực sóng vỗ vào đê gây sạt lở, mặt khác phải báo cáo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Hạt quản lý đê để phối hợp xử lý các sự cố bất thường đối với công trình đê, đồng thời chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, nhân lực theo chỉ tiêu được cấp trên giao.

Ngoài ra, cần sẵn sàng phương án sơ tán người và tài sản, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong tình huống khẩn cấp.

+ Đưng vn chuyn: Nước tràn cục bộ Tuyến 3 (đoạn từ K2+876 - K3+866); Tuyến 4 (K3+866 - K4+371) đê bao thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng: Xe ô tô 7 tấn lấy đất dự trữ vận chuyển dọc đường Kênh 79, vô bao, đắp tại các vị trí cục bộ.

- Tình huống 2: Mưa lớn kéo dài, kết hợp lũ lên nhanh, sóng cao sẽ làm sạt trượt mái ngoài Tuyến 2 (đoạn từ K1+446 đến K2+440) đê bao thị trấn Vĩnh Hưng, do phía ngoài mái đê chưa có tre chắn sóng, mái đê bằng đất, một số đoạn đá hộc bị bong tróc và hư hỏng, xuống cấp, mái đê có độ dốc lớn, chưa có đường hành lang ngoài chân đê.

- Phương án xử lý tình huống 2:

Giảm bớt chiều cao sóng leo, hạn chế sức phá của sóng gây sạt lở:

+ Trước khi nước lũ lên cao, phải thực hiện bố trí nhân lực cắm cừ trên cơ, chân đê để tiện quan sát và theo dõi. Đóng cừ tràm khoảng cách 0,5m/cây tại chân đê, buộc đầu cừ tràm dọc theo hàng cừ 01 hàng cách mặt đất 1m trong phạm vi sạt lở mái đê.

+ Dùng bạt chống sóng xếp liên tiếp thành từng mảng 6m, rộng 5m găm vào mái đê bằng đinh găm đã chuẩn bị sẵn. Ngoài ra dùng bao tải đất xếp thành hai hàng trên đỉnh đê và bó cành cây lá tươi liên kết thành từng mảng phủ kín mái đê phía sông để giảm khả năng sóng vượt qua đỉnh đê. Báo cáo cấp trên phối hợp ứng cứu kịp thời.

+ Phân luồng giao thông, ngăn cấm các phương tiện giao thông và người dân lưu thông trên đê tại khu vực xảy ra sự cố.

+ Kết hợp cơ giới và thủ công thả rọ đá hộ chân rộng 5,0 m xếp thành 03 hàng nhằm mục đích giữ chân khối đá thả rời.

+ Tiến hành thả đá rời tạo mặt cơ rộng 4,0 m với độ dốc mái m = 2,0 đến cao trình +3,50 bù phần cơ hộ chân đê bị sụt.

+ Tính toán độ trôi, xác định vị trí thả đá, phạm vi thả đá.

+ Thi công đắp trả bao tải đất từ cao trình +4,50 đến cao trình +6,00 để hoàn trả mái kè bị sạt.

+ Dùng các tấm ni lông, bạt chắn sóng phủ kín mái đê, dùng các bao tải đất, đá, cát sỏi hoặc đá dăm… để dọc theo phía trong hàng cừ và đè lên tấm ni lông (tấm bạt, mê bồ...), các bao tải này chất theo kiểu lớp dưới rộng hơn lớp trên và cao hơn mực nước thời điểm là  ≥ 0,5m để đề phòng sóng vỗ và dùng thép 2mm neo giữ cừ chân đê với các cọc cừ tràm được đóng trên mặt để neo giữ.

+ Nếu sạt lở mái đứng do sóng phải dùng bao tải cát đắp tạo mái và các biện pháp chống sóng, gió gây sạt lở. Nếu hiện tượng sạt lở vẫn phát triển và có diễn biến xấu, nước sông tiếp tục lên cao trên mức báo động III và xuất hiện hiện tượng mới, lún sạt mặt đê, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của đê thì phải xử lý tích cực bằng biện pháp đắp áp trúc mái đê phía đồng, phạm vi áp trúc khoảng 300-500 m, dùng ô tô tải vận chuyển từ các bãi đất dự trữ tập kết và đổ xuống chân đê hạ lưu khu vực cần xử lý; phần phía dưới khi đắp áp trúc có thể sử dụng máy đầm, phần sát mặt đê thì đầm nền bằng thủ công để đảm bảo an toàn cho đê.

+ Yêu cầu kỹ thuật: Sau khi xử lý xong giữ được ổn định mái, thân đê, không gây sạt, trượt nguy hiểm cho đê.

+ Đường vận chuyển: Lũ lên cao đồng thời tạo sóng to gây sạt lở mái đê phía ngoài Tuyến 2 đê bao thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng (đoạn từ K1+446 đến K2+440): Xe ô tô 7 tấn lấy đất dự trữ vận chuyển dọc đường tỉnh 831, vô bao, đắp lại các vị trí xung yếu.

- Vật tư, trang thiết bị hỗ trợ xử lý các tình huống: 

- Vật tư dự trữ PCTT do địa phương quản lý gồm: Đất đắp: 2.800 m3; Cát: 1.000 m3; Rọ đá kích thước (0,5x0,5x1,0)m: 300 cái; Đá hộc đổ đầy 300 rọ: 1.400 m3; Bao đựng đất: 6.000 cái; Tấm mủ sọc ni lông (tấm bạt): 4.500 m; Cừ dài 4,5m: 2.000 cây; Leng: 50 cái; Kềm: 20 cái; Búa: 20 cái; Phao tròn, Áo phao cứu sinh: 1.000 cái; Máy phát điện 30KVA: 02 bộ; Nhà bạt 24,75 m2: 04 bộ. Trong trường hợp cần thiết có thể điều động thêm vật tư của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để xử lý sự cố và sẽ hoàn trả lại sau khi hết bão lũ.

- Phương tiện PCTT: Dự kiến huy động phương tiện, trang thiết bị PCTT của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác PCTT năm 2023, bao gồm: Ô tô 7 tấn: 06 chiếc; Kober gàu 0,8m3: 04 chiếc; Máy đầm: 06 chiếc; Máy xúc: 07 chiếc; Xà lan: 04 chiếc; Xuồng máy: 04 chiếc. Ngoài ra còn huy động các phương tiện của các đơn vị đóng trên địa bàn thị trấn khi cần thiết.

- Lực lượng hỗ trợ:

UBND huyện Tân Hưng, UBND huyện Vĩnh Hưng phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự, Công an huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng chịu trách nhiệm bao gồm:

Lực lượng:

+ Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại chỗ thị trấn Tân Hưng: 50-70 người.

+ Lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại chỗ thị trấn Vĩnh Hưng: 50-70 người.

- Lực lượng tăng cường bao gồm:

+ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: 70-100 người.

+ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: 70-100 người.

+ Công an huyện Tân Hưng: 50-70 người.

+ Công an huyện Vĩnh Hưng: 50-70 người.

+ Huy động lực lượng công an, Ban Chỉ huy Quân sự, bộ đội biên phòng xã, thị trấn: 200-300 người.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, thị trấn và các đơn vị có liên quan thực hiện chế độ thường trực 24/24h, thường xuyên theo dõi, kiểm tra hiện trước mùa mưa, bão, lũ để sớm phát hiện sự cố, hư hỏng đê điều, khi có tình huống xảy ra để tổng hợp thông tin, báo cáo kịp thời UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo trong trường hợp cần thiết. Khi có những diễn biến bất thường về thời tiết (bão, mưa lớn) và lũ báo động 2 trở lên, thực hiện chế độ báo cáo nhanh bằng văn bản hàng ngày và báo cáo ngay khi phát hiện sự cố hư hỏng đê điều xảy ra./.

 - Xem Phương án đầy đủ đính kèm: 1920_PA-UBND_05-07-2023_PHUONG AN TRONG ĐIEM XUNG YEU DE DIEU 2023 (5694).signed.pdf PL -1.pdf   So do duong di chuyen vat tu ho de Vinh Hung.pdf  So hoa duong di chuyen ho de Tan Hung.pdf          

                                                             VPTT BCH PCTT và TKCN tỉnh  



Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thư viện ảnh
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement