-
Đang online:
1
-
Hôm nay:
1
-
Trong tháng:
1
-
Tất cả:
1
|
|
09/05/2024
Tình hình chất lượng nước, xâm nhập mặn trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Long An từ ngày 08 đến 09/5/2024 (01 đến 02/4/2024 Âm lịch)
Theo kết quả thông báo chất lượng nước của Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi: Hiện nay, do ảnh hưởng của kỳ triều cường đầu tháng 4 Âm lịch kết hợp nắng nóng nên độ mặn trên các tuyến sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Tra tiếp tục tăng từ 0,1 – 2,8 gram/lít (g/l). Riêng độ mặn tại một số điểm đo sông Rạch Cát giảm từ 0,2 – 2,3 g/l so với Thông báo chất lượng nước ngày 05 đến 07/5/2024 và hiện dao động ở mức từ 0,6 – 19,5 g/l.
So với cùng kỳ năm 2023 (theo ngày Âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông trong tỉnh cao hơn từ 0,6 -13,1 g/l; so với cùng kỳ năm 2020 (theo ngày Âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông trong tỉnh cao hơn từ 0,4 - 5,2 g/l;
Giới hạn xâm nhập mặn trên 02 tuyến sông Vàm Cỏ như sau:
- Trên sông Vàm Cỏ Đông
+ Độ mặn 1,0 g/l gần đến cầu Đức Huệ, huyện Đức Huệ (0,7 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 130 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cống Bà Xiểng, huyện Cần Đước (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 43 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua Kênh An Hạ, huyện Đức Hòa (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 88 km).
+ Độ mặn 4,0 g/l vượt qua Kênh An Hạ, huyện Đức Hòa (4,2 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 88 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l không còn xuất hiện trên sông Vàm Cỏ Đông; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cầu Bến Lức huyện Bến Lức (4,8 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 58 km).
- Trên sông Vàm Cỏ Tây
+ Độ mặn 1,0 g/l vượt qua Kênh Cái Dứa, xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa (1,6 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 147 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cống Kỳ Son, huyện Châu Thành (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 62 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua Kênh 2/9, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa (1,3 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 135 km).
+ Độ mặn 4,0 g/l vượt qua Rạch Vàm Lớn, xã Thuận Nghĩa Hòa, huyện Thạnh Hóa (4,7 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 114 km; (so với với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l không còn xuất hiện trên sông Vàm Cỏ Tây; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần đến Ngã 3 Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa (3,9 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 110 km).
Bảng Tổng hợp số liệu chất lượng nước tại các điểm đo ngày 08 đến 09/5/2024:
|
|
|
|
|
So cùng kỳ năm 2023 (theo ÂL)
|
So cùng kỳ năm 2020 (theo ÂL)
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Xóm Lũy – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Ông Hiếu – huyện Cần Giuộc
|
|
|
|
|
|
|
Cống Nha Ràm – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Trị Yên – huyện Cần Giuộc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bến Trễ - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cột Đèn Đỏ - huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Xóm Bồ - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bà Xiểng – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Đôi Ma – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Ông Bình – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Rạch Chanh – huyện Bến Lức
|
|
|
|
|
|
|
Cầu Bến Lức – huyện Bến Lức
|
|
|
|
|
|
|
Cầu An Hạ - huyện Đức Hòa
|
|
|
|
|
|
|
Kênh Trà Cú - huyện Đức Hòa
|
|
|
|
|
|
|
Cầu Đức Huệ - Huyện Đức Huệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Chợ Giữa – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bình Tâm – thành phố Tân An
|
|
|
|
|
|
|
Bến đò Chú Tiết – thành phố Tân An
|
|
|
|
|
|
|
Cống Rạch Chanh – thành phố Tân An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống La Khoa - huyện Thạnh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Ngã 3 Tuyên Nhơn (cầu Tuyên Nhơn) – Thạnh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Rạch Vàm Lớn, Thuận Nghĩa Hòa, Thạnh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Kênh 2/9, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Kênh Ba Hồng Minh, Bình Phong Thạnh, Mộc Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Kênh Cả Dứa –xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa
|
|
|
|
|
|
|
Cầu Mộc Hóa – thị xã Kiến Tường
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Rạch Tôm – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
Dự báo:
Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn trên khu vực Nam Bộ (từ ngày 01 đến 10/5/2024) của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia:
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 01-10/5/2024: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế tăng dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức cao hơn độ mặn cao nhất tháng 5/2023.
Bảng dự báo độ mặn cao nhất từ 01-10/5/2024:
STT
|
Trạm
|
Sông
|
Khoảng cách đến cử sông (Km)
|
Smax (g/l)
|
1
|
Tân An
|
Vàm Cỏ Tây
|
80
|
11,0
|
2
|
Tuyên Nhơn
|
Vàm Cỏ Tây
|
120
|
4,3
|
3
|
Bến Lức
|
Vàm Cỏ Đông
|
67
|
10,9
|
4
|
Xuân Khánh
|
Vàm Cỏ Đông
|
95
|
3,8
|
Chiều sâu ranh mặn 4,0 g/l xâm nhập trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 90-120Km.
Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023–2024: Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Xâm nhập mặn ở các cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần, nhưng vẫn duy trì ở mức cao; riêng trên sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn vẫn tăng đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần vào cuối tháng.
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Theo bản tin dự báo nguồn nước phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước (từ ngày 02/5 đến ngày 09/5/2024) của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam:
Trong tuần dự báo từ 02/5 đến ngày 09/5/2024, dự báo mặn có xu thế tăng và kéo dài đến hết tuần dự báo, chiều sâu xâm nhập mặn 4 g/l khi cao nhất cách cửa sông từ 45-58km. Các địa phương vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, tranh thủ lấy nước khi có thể để chủ động thích ứng với kỳ mặn cao ngày 07/5 – 10/5/2024.
Chú ý nửa đầu tháng 5 hạn mặn còn cao, vì vậy các địa phương nên cân nhắc việc giãn sản xuất một số diện tích vụ Hè Thu trong năm này để góp phần giảm nhu cần nước và hạn chế xâm nhập mặn vào sâu vùng cửa sông ven biển. Tháng 5 và sang tháng 6 dự báo mưa về, nước bớt căng thẳng, việc xuống giống sẽ đem lại hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp trên toàn đồng bằng. Thêm vào đó, các địa phương cần chủ động các giải pháp ứng phó phòng chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng.
Dự báo El Nino sẽ giảm, trạng thái ENSO nghiêng về pha trung tính từ giai đoạn tháng 4 đến tháng 6 (65%). LaNina trở nên trội từ giai đoạn từ tháng 8 – 10 trở đi. Vì vậy các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với thời kỳ hạn, mặn cao còn xuất hiện trở lại từ 7/5 – 10/5 ở các khu vực hai sông Vàm Cỏ, nửa cuối tháng 5 hạn, mặn sẽ bớt căng thẳng.
Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn (từ ngày 09/5 đến 16/5/2024) của Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Long An:
Thủy triều vùng hạ lưu trên các sông Long An lên 1-2 ngày đầu sau đó xuống lại theo triều. Đỉnh triều cao nhất xuất hiện vào những ngày đầu tuần.
Độ mặn lớn nhất tại hầu hết các trạm trong tuần tới có khả năng xuất hiện vào đầu tuần ở mức cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 và TBNN. Độ mặn tháng 5 sẽ nhỏ hơn dự báo khi mưa.
Dự báo độ mặn cao nhất thấp nhất tại các trạm vùng cửa sông Long An như sau:
Dự báo ranh giới độ mặn 1 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 100km ở sông Vàm Cỏ Tây (Bình Phong Thạnh, Mộc Hóa); hơn 120km ở sông Vàm Cỏ Đông (thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa; thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ).
Dự báo ranh giới độ mặn 4 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng 120km ở Vàm Cỏ Tây (thị trấn Thạnh Hóa, Thạnh Hóa); hơn 95km ở sông Vàm Cỏ Đông (xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa).
Dự báo nguồn nước:
- Khu vực huyện Cần Đước, Tân An, Bến Lức không lấy được nước kể cả vào lúc triều thấp.
- Trên sông Vàm Cỏ Tây, từ thị xã Kiến Tường trở lên có khả năng lấy được nước vào lúc triều thấp từ ngày 13/05/2024 đến ngày 16/5/2024.
- Trên sông Vàm Cỏ Đông, từ huyện Đức Huệ trở lên có khả năng lấy được nước vào lúc triều thấp từ ngày 13/05/2024 đến ngày 16/5/2024.
Thông tin cảnh báo về cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn: Nắng nóng, triều cường, gió mạnh làm độ mặn tăng cao.Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập trên hệ thống các sông khu vực Long An có khả năng ở cấp độ 2.
Để chủ động phòng ngừa và có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô 2023- 2024, nhất là trong thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn kết hợp nắng nóng gay gắt trong tháng 5/2024 (từ 07-10/5), đảm bảo cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đề nghị UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) thường xuyên theo dõi chặt chẽ, tổ chức kiểm tra, đo đạc tình hình chất lượng nước, độ mặn trên các tuyến kênh, rạch cắt ngang chưa có hệ thống cống điều tiết ngăn mặn; kết hợp với theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng nước trên website Phòng, chống thiên tai của tỉnh (http://pctt.longan.gov.vn), hoặc fanpage: https://www.facebook.com/ThongtinPCTTLongAn và trên các bản tin dự báo, cảnh báo về nguồn nước, xâm nhập mặn của cơ quan chuyên môn về Khí tượng Thủy văn như: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (http://www.nchmf.gov.vn), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (http://www.siwrr.org.vn và cài đặt ứng dụng “Thủy lợi DBSCL”), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An để kịp thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên các đài truyền thanh huyện, xã về tình hình chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông và trong nội đồng, đồng thời khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn; tranh thủ lấy nước, tích trữ nước vào ao, đồng ruộng, các trang thiết bị có thể trữ nước (bồn chứa, túi chứa nước …) khi nguồn nước còn dồi dào và nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn./.
Văn phòng Thường trực BCH PCTT và TKCN tỉnh Long An
|
| |