Đối chiếu so với cùng kỳ năm 2024 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông cụ thể như sau:
- Sông Rạch Cát thấp hơn từ 2,6 – 5,0 g/l;
- Sông Vàm Cỏ thấp hơn từ 3,3 - 7,1 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Đông thấp hơn từ 0,7 – 8,4 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Tây thấp hơn từ 1,5 - 6,2 g/l;
- Sông Tra thấp hơn 6,4 g/l;
Đối chiếu so với cùng kỳ năm 2020 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông cụ thể như sau:
- Sông Rạch Cát thấp hơn từ 6,8 – 9,1 g/l
- Sông Vàm Cỏ thấp hơn từ 3,7 - 11,8 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Đông thấp hơn từ 1,0 - 10,3 g/l;
- Sông Vàm Cỏ Tây thấp hơn từ 1,4 – 11,8 g/l;
- Sông Tra thấp hơn 13,2 g/l;
1. Ranh giới xâm nhập mặn trên các tuyến sông
- Trên sông Vàm Cỏ Đông
Độ mặn 1,0 g/l gần đến cống Ông Bình, huyện Cần Đước (0,8 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 48 km (so với cùng kỳ năm 2024 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cầu Xáng Nhỏ, huyện Bến Lức (1,5 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 77 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l đến cầu Đức Huệ, huyện Đức Huệ (0,8 g/l),cách cửa sông Soài Rạp khoảng 130km).
Độ mặn 4,0 g/l gần đến cống Xóm Bồ, huyện Cần Đước (3,1 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 40 km (so với cùng kỳ năm 2024 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần đến cầu Rạch Vong, huyện Bến Lức (3,6 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 72 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cầu Xáng Lớn, huyện Bến Lức (3,8 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 76 km).
- Trên sông Vàm Cỏ Tây
Độ mặn 1,0 g/l gần đến công Chợ Giữa, huyện Châu Thành (0,9 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 50 km (so với với cùng kỳ năm 2024 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l đến cống Bắc Đông, huyện Thủ Thừa (1,5 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 86km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua Ngã 3 Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa (1,4 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 110 km).
Độ mặn 4,0 g/l không xuất hiện, độ mặn cao nhất tại cống Sông Cui, huyện Châu Thành (2,1 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 42km (so với với cùng kỳ năm 2024 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Kỳ Son, huyện Châu Thành (4,8 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 62km ;so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần đến cống La Khoa, huyện Thạnh Hóa (3,9 g/l), cách sông Soài Rạp khoảng 92km).
2. Tổng hợp số liệu chất lượng nước tại các điểm đo:
|
|
|
|
So Thông báo CLN ngày 26 đến 27/02/2025
|
So cùng kỳ năm 2024 (theo ÂL)
|
So cùng kỳ năm 2020 (theo ÂL)
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Xóm Lũy - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Ông Hiếu – huyện Cần Giuộc
|
|
|
|
|
|
|
Cống Nha Ràm - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Trị Yên – huyện Cần Giuộc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bến Trễ - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cột Đèn Đỏ - huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Xóm Bồ - huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bà Xiểng – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Đôi Ma – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Ông Bình – huyện Cần Đước
|
|
|
|
|
|
|
Cống Rạch Chanh – huyện Bến Lức
|
|
|
|
|
|
|
Cầu Bến Lức – huyện Bến Lức
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Sông Cui – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
Cống Chợ Giữa – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
Cống Tầm Vu – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
Cống Kỳ Son – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
|
Cống Bình Tâm – thành phố Tân An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cống Rạch Tôm – huyện Châu Thành
|
|
|
|
|
|
Dự báo:
Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn khu vực Nam Bộ (từ ngày 01/3 đến 10/3/2025) của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia:
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục tăng cao trong 3 – 4 ngày đầu tuần sau đó giảm dần về ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2024. Dự báo độ mặn cao nhất từ ngày 01/3 đến 10/3/2025 tại các trạm như sau:
STT
|
Trạm
|
Sông
|
Khoảng cách đến cửa sông (km)
|
Smax (g/l)
|
1
|
Bến Lức
|
Vàm Cỏ Đông
|
67
|
5,1
|
2
|
Xuân Khánh
|
Vàm Cỏ Đông
|
95
|
1,0
|
3
|
Tân An
|
Vàm Cỏ Tây
|
80
|
2,3
|
4
|
Tuyên Nhơn
|
Vàm Cỏ Tây
|
120
|
0,3
|
Chiều sâu ranh mặn 4‰ (g/l) tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 50-65km. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.
Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.
Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-02/4); sông Vàm Cỏ vào tháng 3-4/2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-03/4; 27/4-01/5).
Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Theo bản tin dự báo nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ chỉ đạo sản xuất và điều hành cấp nước mùa kiệt năm 2024-2025 (từ 28/02 đến 06/3/2025) của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam:
Trong tuần dự báo từ ngày 28/02 đến 06/3/2025: 05 ngày đầu tuần, xâm nhập mặn có xu thế tăng và duy trì cao, dự báo xâm nhập mặn có thể đạt đỉnh lớn nhất từ 28/02 đến 04/3/2025, chiều sâu ranh mặn 4 g/l lớn nhất trên các cửa sông Cửu Long từ 45 – 60km, vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, hạn chế tiêu thoát nước và sử dụng tiết kiệm nước, giám sát chặt chẽ chất lượng nước, tranh thủ lấy nước khi có thể để đảm bảo nước cho sản xuất. Cuối tuần mặn có xu thế giảm chậm.
Theo bản tin dự báo mặn vùng hạ lưu tỉnh Long An của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An (từ 28/02 đến 10/3/2025):
Dự báo ranh giới độ mặn 1,0 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 83 km ở sông Vàm Cỏ Tây (xã Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An); hơn 90km ở sông Vàm Cỏ Đông (xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa)
Dự báo ranh giới độ 4,0 g/l xâm nhập sâu vào nội đồng hơn 63km ở sông Vàm Cỏ Tây (xã Phũ Ngãi Trị, huyện Châu Thành); hơn 67 km ở sông Vàm Cỏ Đông (thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức).
3. Kết luận, kiến nghị
Để chủ động các giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong mùa khô 2024-2025 nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2024 – 2025, Hè Thu 2025 và ưu tiên cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng bị ảnh hưởng thiếu nước trong mùa khô.
Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo tại Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 1246/BNN-TL ngày 20/02/2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với cao điểm xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông cửu Long theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/02/2025của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kế hoạch số 540/KH-UBND ngày 15/02/2025 về triển khai thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025.
Trung tâm Thủy lợi và nước sạch Long An phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện phía Nam và thành phố Tân An thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến độ mặn và có kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý để điều tiết lấy nước tích trữ vào các kênh, rạch nội đồng khi nguồn nước chưa bị nhiễm mặn, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để phủ bạt, thay thế các ron cửa cống bị hư hỏng để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân.
UBND các huyện phía Nam và thành phố Tân An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng nước trên website Phòng, chống thiên tai của tỉnh (http://pctt.longan.gov.vn), hoặc fanpage: https://www.facebook.com/ThongtinPCTTLongAn và trên các bản tin dự báo, cảnh báo về nguồn nước, xâm nhập mặn của cơ quan chuyên môn về Khí tượng Thủy văn như: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (http://www.nchmf.gov.vn), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (http://www.siwrr.org.vn), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An để kịp thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên các đài truyền thanh huyện, xã về tình hình chất lượng nguồn nước, độ mặn trên các tuyến sông và trong nội đồng, đồng thời khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn; tranh thủ lấy nước, tích trữ nước vào ao, đồng ruộng, các trang thiết bị có thể trữ nước (bồn chứa, lu, túi chứa nước …) khi nguồn nước còn dồi dào và nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn./.