image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0
  
image advertisement
Tình hình chất lượng nước, xâm nhập mặn trên các tuyến sông tỉnh Long An Ngày 28 và 29/02/2024 (19 và 20/01/2024 Âm lịch)

​Theo kết quả đo chất lượng nước, độ mặn của Trung tâm Quản lý Khai thác Công trình thủy lợi đo ngày 28 và 29/02/2024, do còn ảnh hưởng của kỳ triều cường kết hợp với nắng nóng, gió chướng mạnh nên độ mặn trên các tuyến sông Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Tra tiếp tục tăng từ 0,1 - 2,4 gram/lít (g/l) so với Thông báo chất lượng nước ngày 25 và 26/02/2024 và hiện dao động ở mức từ 0,4 - 17,8 g/l.

So với cùng kỳ năm 2023 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông cao hơn từ 0,4 -7,7 g/l;

So với cùng kỳ năm 2020 (theo ngày âm lịch), độ mặn trên các tuyến sông thấp hơn từ 0,8 – 10,2 g/l.

Bảng tổng hợp số liệu chất lượng nước, độ mặn tại các điểm đo như sau:

STTĐIỂM  ĐO NGÀY ĐO ĐỘ MẶN (g/l)So Thông báo CLN ngày 25 và 26/02/2024So cùng kỳ năm 2023 (theo ÂL)So cùng kỳ năm 2020 (theo ÂL)
I. Sông Rạch Cát       
1 Cống Xóm Lũy – huyện Cần Đước29/02 (20/01âl)17,8Tăng 0,8Cao hơn 6,6Thấp hơn 3,0
2Cống Ông Hiếu – huyện Cần Giuộc29/0216,0Tăng 0,4cao hơn 4,3Thấp hơn 3,6
3Cống Nha Ràm – huyện Cần Đước29/0216,5Tăng 1,3 Cao hơn 6,2Thấp hơn 2,7
4Cống Trị Yên – huyện Cần Giuộc29/0211,9Tăng 0,9Cao hơn 4,0Thấp hơn 5,4
II. Sông Vàm Cỏ    
4Cống Bến Trễ  - huyện Cần Đước29/0212,7Tăng 0,5Cao hơn 7,7Thấp hơn 4,2
5Cầu Nổi  - huyện Cần Đước29/0214,5Tăng 1,9Cao hơn 4,4Thấp hơn 5,6
6Cột Đèn Đỏ - Châu Thành28/02 (19/01âl)11,9Tăng 1,7 Cao hơn 6,8  Thấp hơn 5,6 
III. Sông Vàm Cỏ Đông    
8Cống Xóm Bồ - huyện Cần Đước29/029,5Tăng 2,4Cao hơn 7,0Thấp hơn 4,3
9Cống Bà Xiểng – huyện Cần Đước29/027,4Tăng 2,1Cao hơn 6,3Thấp hơn 5,7
10Cống Đôi Ma – huyện Cần Đước29/027,5Tăng 2,2Cao hơn 6,4Thấp hơn 5,3
11Cống Ông Bình – huyện Cần Đước29/025,3Tăng 0,3Cao hơn 4,3Thấp hơn 6,1
12Cống Rạch Chanh – huyện Bến Lức29/025,0Tăng 1,2Cao hơn 4,2Thấp hơn 6,0
13Cầu Bến Lức – huyện Bến Lức29/022,9Tăng 0,3Cao hơn 2,9Thấp hơn 7,6
14Cầu Rạch Vong – huyện Bến Lức 29/021,8Tăng 0,1Cao hơn 1,8Thấp hơn 4,9
15Cầu Xáng Lớn – huyện Bến Lức29/021,1Tăng 0,3Cao hơn 1,1Thấp hơn 4,3
16Cầu Xáng Nhỏ - huyện Bến Lức29/020,7Tăng 0,1Cao hơn 0,7Thấp hơn 3,9
IV. Sông Vàm Cỏ Tây     
17Cống Sông Cui – huyện Châu Thành28/026,7Giảm 0,2Cao hơn 6,1Thấp hơn 6,0
18Cống Chợ Giữa – huyện Châu Thành28/024,8Tăng 1,7Cao hơn 4,7Thấp hơn 7,0
19Cống Tầm Vu – huyện Châu Thành28/023,7Tăng 1,3Cao hơn 3,7Thấp hơn 6,7
20Cống Kỳ Son – huyện Châu Thành28/023,3Tăng 1,8Cao hơn 3,3Thấp hơn 6,0
21Cống Bình Tâm – thành phố Tân An29/022,2Tăng 1,0Cao hơn 2,2Thấp hơn 6,7
22Bến đò Chú Tiết – thành phố Tân An29/021,9Tăng 0,9Cao hơn 1,9Thấp hơn 6,5
23Công Rạch Chanh – thành phố Tân An29/020,5Tăng 0,3Cao hơn 0,5Thấp hơn 6,9
24Cống Bắc Đông – Thủ Thừa29/020,4Tăng 0,4Cao hơn 0,4Thấp hơn 5,0
V.  Sông Tra     
25Cống Rạch Tôm - huyện Châu Thành28/025,5Giảm 1,1Cao hơn 1,9Thấp hơn 10,2

 Giới hạn ranh mặn 1 g/l và 4 g/l trên 2 sông Vàm Cỏ:

- Trên sông Vàm Cỏ Đông

 + Độ mặn 1,0 g/l vượt qua cầu Xáng Lớn, huyện Bến Lức (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 76 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua cống Đôi Ma, huyện Cần Đước (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 47 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l gần đến cầu Đức Huệ, huyện Đức Huệ (0,8 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 130 km).

+ Độ mặn 4,0 g/l vượt qua cống Rạch Chanh, huyện Bến Lức (5,0 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 55 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần đến cống Xóm Bồ, huyện Cần Đước (2,5 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 40 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l vượt qua cầu Xáng Nhỏ, huyện Bến Lức (4,6 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 77 km).

- Trên sông Vàm Cỏ Tây

+ Độ mặn 1,0 g/l vượt qua Bến Đò Chú Tiết, thành phố Tân An (1,9 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 70 km; (so với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l gần đến cống Sông Cui, huyện Châu Thành (0,6 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 42 km; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 1,0 g/l vượt qua Ngã 3 Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa (1,1 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 110 km).

+ Độ mặn 4,0 g/l gần đến cống Tầm Vu, huyện Châu Thành (3,7 g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 56 km;  (so với với cùng kỳ năm 2023 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l không xuất hiện trên sông Vàm Cỏ Tây; so với cùng kỳ năm 2020 theo ngày Âm lịch, độ mặn 4,0 g/l gần đến cống La Khoa, huyện Thạnh Hóa (3,7g/l), cách cửa sông Soài Rạp khoảng 92 km).

Dự báo: Trong vài ngày tới, khả năng độ mặn trên các sông trên địa bàn tỉnh sẽ giảm nhẹ do ảnh hưởng của kỳ triều kém.

Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn trên khu vực Nam Bộ (từ ngày 01/3 đến 10/3/2024) của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia:

Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 01-10/3/2024: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL dao động ở mức cao trong 1,2 ngày đầu, sau giảm dần và tăng lại vào 2 ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 03/2023, một số trạm ở TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang có độ mặn lớn hơn. Chiều sâu ranh mặn 4 g/l tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 50 -60km. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023–2024: Xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2023-2024 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 3/2024 (từ 07/3-13/3, từ 24-28/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3–4/2024 (từ 07-13/3, từ 24–28/3, từ 07-12/4, từ 22-28/4).

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Theo bản tin dự báo xâm nhập mặn trong tháng 3, tháng 4/2024 vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam:

Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang vào thời kỳ cao điểm của mùa khô và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển từ 35-45km. Dự báo dòng chảy từ thượng lưu về ĐBSCL trong tháng 3/2024 và tháng 4 ở mức thấp kéo theo xâm nhập mặn có khả năng xảy ra gay gắt, nghiêm trọng và kéo dài ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; cụ thể chiều sâu xâm nhập mặn lớn nhất với ranh 4g/l trong tháng 3/2024 tại sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) dự tính phạm vi ảnh hưởng từ 80 - 95 km.

Như vậy, nguồn nước ngọt các vùng cửa sông, ven biển trong tháng 3 và tháng 4 có khả năng sẽ khan hiếm kéo dài, đề nghị các địa phương tăng cường tích nước ngọt tối đa và sử dụng nước tiết kiệm.

Dự báo El Nino sẽ giảm nhanh từ sau tháng 3, trạng thái ENSO nghiêng về pha trung tính. Từ tháng 7, La Nina trở nên trội hơn, vì vậy các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó khi cần để đảm bảo ổn định sản xuất, đặc biệt chủ động tích trữ nước đảm bảo nguồn nước cho sản xuất trong Tháng 3, dự báo mặn lên cao trong tháng này.

Để chủ động phòng ngừa và có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả với tình hình hạn, xâm nhập mặn có khả năng xảy ra gay gắt trong mùa khô 2023- 2024, đảm bảo cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2023-2024 và dân sinh an toàn, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng tương tự như mùa khô 2019-2020 và 2015-2016 trong hệ thống công trình thủy lợi.

Đề nghị Trung tâm Quản lý Khai thác công trình Thủy lợi Long An phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện phía Nam và thành phố Tân An thường xuyên theo dõi diễn biến độ mặn và xây dựng kế hoạch vận hành các cống đầu mối hợp lý, kiểm tra và có kế hoạch xử lý triệt để các cửa cống bị rò rỉ để phủ bạt, thay thế các ron cửa cống bị hư hỏng để tránh tình trạng nước mặn xâm nhập vào bên trong nội đồng nhằm đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân. 

Đề nghị UBND các huyện phía Nam và thành phố Tân An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ở địa phương (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) thường xuyên theo dõi chặt chẽ, tổ chức kiểm tra, đo đạc tình hình chất lượng nước, độ mặn trên các tuyến kênh, rạch cắt ngang chưa có hệ thống cống điều tiết ngăn mặn; kết hợp với  theo dõi, cập nhật tình hình chất lượng nước trên website Phòng, chống thiên tai của tỉnh (http://pctt.longan.gov.vn), hoặc fanpage: https://www.facebook.com/ThongtinPCTTLongAn và trên các bản tin dự báo, cảnh báo về  nguồn nước, xâm nhập mặn của cơ quan chuyên môn về Khí tượng Thủy văn như: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (http://www.nchmf.gov.vn), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (http://www.siwrr.org.vn và cài đặt ứng dụng "Thủy lợi DBSCL"), Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An để kịp thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân trên các đài truyền thanh huyện, xã về tình hình chất lượng nguồn nước trên các tuyến sông và trong nội đồng, đồng thời khuyến cáo người dân không lấy nước ở các khu vực đã bị nhiễm mặn; tranh thủ lấy nước, tích trữ nước vào ao, đồng ruộng, các trang thiết bị có thể trữ nước (bồn chứa, túi chứa nước …) khi  nguồn nước còn dồi dào và nước mặn chưa xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước tưới phục vụ sản xuất và sinh hoạt an toàn./.

                                                     VPTT BCH PCTT và TKCN tỉnh


Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
Thư viện ảnh
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement